Gà quay lu - món ngon đãi tiệc

Thịt gà từ lâu đã trở thành một món ăn khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ loại gia cầm này bằng những cách khác nhau, nào là luộc, rang, rán, nướng hay quay. Hôm nay, Dịch vụ nấu cỗ tại nhà xin giới thiệu với các bạn món ăn được chế biến từ thịt gà với tên gọi ít nhiều cũng sẽ gây được sự tò mò - món gà quay lu.
Lu đất quay gà
Cái tên gọi của món gà nghe có vẻ là lạ này lại là món ăn quen thuộc của người Trung Hoa xưa trong các buổi lễ tiệc. Chiếc lu lớn làm bằng đất sét là nơi đầu bếp sẽ cho gà vào quay. Những con gà được làm sạch, sau đó tẩm ướp thêm tỏi, muối tiêu, một ít hoa hồi, thảo quả và một nhúm hành hoa thái nhỏ.

Cái cầu kỳ và quan trọng nhất của món ăn này chính là khâu tẩm ướp trước khi cho gà vào lu để quay. Những con gà sau khi tẩm ướp sẽ được đầu bếp ở đây “tắm” bằng một loại nước đặc biệt làm từ dấm hồng và mạch. Cái màu vàng cánh gián và vị giòn tan của da, vị ngọt bùi của thịt gà chính là điểm khác biệt mà những thực khách sành ăn dễ dàng nhận ra so với những con gà được chế biến bằng cách khác. Một loại gia vị đặc biệt nữa của món gà quay lu là một loại rau được nhập về từ Tây Tạng, Trung Quốc.
món gà quay lu, màu sắc rất đẹp, ăn cực ngon
Không quá cầu kỳ trong việc trang trí và gia vị đi kèm, món gà quay lu sẽ ngon hơn nếu thực khách ăn kèm với bánh bao, xôi hay chỉ đơn giản là chấm muối tiêu chanh. Nhưng hình như tất cả những thứ đó vẫn chưa đủ để tạo cho món ăn này thật đặc biệt. Sức hấp dẫn của gà quay lu có lẽ nằm ở bí quyết riêng của người đầu bếp tài hoa.
Bằng sự kết hợp một cách khéo léo và sáng tạo, những đầu bếp ở đây đã biến món ăn của Trung Quốc thành một thứ quà đặc sắc và dân giã mang đậm hương vị Việt Nam.

Thưởng thức món gà quay lu, thực khách không chỉ cảm nhận được vị ngọt, dai của thịt, cái giòn tan của da mà còn cảm nhận được mùi thơm từ than hoa được đốt từ cây gỗ hoa quả. Bạn hãy thử ăn một lần để nhớ mãi đến hương vị khó quên của món ăn này.
Món gà quay lu hiện đang được chế biến tại Dịch vụ nấu cỗ tại nhà, và cũng là món ăn đặc trung của dịch vụ nấu cỗ tại nhà.
Quý khách có nhu cầu ăn gà quay lu xin liên hệ: 0911 21 2468 - Mr Thịnh

Cách làm bánh nướng tại nhà

Trong các loại bánh Trung Thu nướng, bánh trung thu nướng nhân thập cẩm có lẽ là cầu kỳ nhất,khó làm nhất. Một vấn đề cần lưu ý hơn là có thể do nguyên liệu làm nhân bánh thập cẩm không được mịn và dẻo như các loại nhân bánh khác nên bánh Trung Thu nhân thập cẩm thường có vỏ bánh phải mềm, dẻo hơn so với bình thường.
Bánh nướng
Nguyên liệu:
– 01 gói bột vỏ bánh Trung Thu Mikko – Mã sản phẩm TT486
– 750 gr nước đường
– 05 lòng đỏ trứng
– 250 gr dầu ăn
Riêng phần vỏ bánh, bạn đã đỡ mất công tìm mua, chọn lựa và đong cân các loại bột mì ngon… và các phụ liệu khác cho bột.

2. Nhân bánh trung thu nướng thập cẩm gồm:
– Hạt sen: 20 gr
– Lạp xưởng : 40 gr
– Mứt bí : 80 gr
– Lá chanh:20 gr
– Mỡ đường : 70 gr
– Nước hoa bưởi : 1 thìa cà phê
– Hạt dưa : 20 gr
– Bột bánh dẻo : 100 gr
– Vừng : 50 gr
– Nước đường : 60 gr
– Hạt điều: 40 gr
3. Hỗn hợp thoa mặt bánh trung thu nướng bao gồm : lòng đỏ trứng vịt, nước, dầu ăn tỷ lệ 1-1-1 (tăng, giảm tùy lượng bánh dự định làm).
Cách làm:
a. Vỏ bánh trung thu nướng:
– Cho đường + lòng đỏ trứng + dầu ăn vào chung, đánh lên cho đều.

– Trộn đều hỗn hợp trên vào bột vỏ bánh Mikko, nhồi nhẹ tay hoặc có thể trộn bằng máy, ủ bột trong  vòng khoảng 30 phút đến khi có được bột dẻo, mềm. Chia bột thành từng viên nhỏ khoảng 40-50 gr/viên (cho bánh 750 gr trọng lượng).

b. Nhân bánh trung thu nướng :
– Làm chín lạp xưởng, sau đó thái mỏng. Hạt sen và mứt bí thái hạt lựu. Hạt điều đập dập. Lá chanh thái chỉ nhuyễn… –

– Tất cả nguyên liệu ở trên cho vào thố trộn đều, rưới nước hoa bưởi, nước đường vào, vừa trộn vừa rắc bột bánh dẻo nhồi cho đến khi hỗn hợp dẻo hết dính, có thể nắm vo tròn được thành từng viên.
– Có thể đặt giữa các viên nhân lòng đỏ trứng mới tùy thích (lòng đỏ trứng muối phải ngâm qua rượu trắng và gừng khử tanh, nướng chín qua).
c. Tạo hình cho bánh trung thu nướng:

ép bột vỏ bánh thành miếng to, tròn, mỏng. Đặt nhân vào giữa, vo tròn lại, cho vào khuôn ép thành hình.
d. Nướng bánh trung thu :

– Cho lò nóng trước khoảng 5 đến 10 phút. Cho bánh vào nướng khoảng 10 phút thì lấy ra ngoài phun cho nước đều lên mặt bánh. Kế tiếp thoa hỗn hợp trứng lên bánh rồi đưa vào nướng tiếp 10 phút nữa.
– Bánh chỉ cần có màu vàng non, khi ra ngoài sẽ ngã màu sậm hơn là vừa.
– Tự làm bánh Trung Thu thập cẩm tuy không dễ  tí nào nhưng cũng chẳng mấy khó nếu một khi chúng ta chịu khó nhẫn nại, để tâm vào chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn. “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hơn nữa sẽ được nở mày nở mặt khi mọi người tấm tắc khen ngon và giỏi đúng không nào.

Kinh nghiệm làm bánh trung thu nướng


– Bánh cổ truyền tuy dễ nhưng cũng có cái khó. Các công thức trên mạng thì nhiều nhưng tỉ lệ thành công không nhiều. Ngay như công thức vỏ bánh nướng của Baking Challenge 5 chuẩn như thế mà áp dụng vào làm để thành công cũng không phải đơn giản. Nhiều bạn hỏi mình “sao bánh của tớ làm mặt không được mịn màng”, “bánh mình làm bị chảy xệ”, “màu bánh không đẹp” hoặc “nhân sao khô, rời rạc thế?”

Kinh nghiệm làm vỏ bánh trung thu:
– Vỏ bánh công thức của Baking Challenge 5 Mooncake đến thời điểm này vẫn là công thức vỏ bánh nướng homemade tốt nhất. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn, cân đong đúng liều lượng coi như vỏ bánh đã ok rồi. Vỏ trộn xong cần để nghỉ ít nhất 10′ để khi tạo hình bột không bị co rút. Một lưu ý quan trọng là vỏ bánh làm theo công thức này rất dễ bị khô. Nếu 1 người làm thì không nên trộn quá 2 công thức vỏ bánh, để lâu quá bột vỏ sẽ khô dẫn dến bánh đóng ra không được sắc nét.

Nhân bánh:

a. Nhân đậu, sen, các loại khoai:
– Nếu là đậu phải đãi vỏ, ngâm nở. Tiếp đến làm chín đậu, hạt sen (hoặc khoai). Nếu hấp cách thủy (còn gọi là đồ) đậu, đỗ sẽ chín nhưng không “nhừ tơi” được. Nên cho đậu vào nồi, đổ nước ngập 1 đốt ngón tay và nấu chín trên bếp sau đó xay cả nước cả đậu thật nhuyễn. Sau đó đổ nước đậu sền sệt (thậm chí như cháo) này vào chảo dầy và bắt đầu sên. Hỗn hợp đậu ướt sên mất nhiều thời gian hơn hỗn hợp đậu khô nhưng thành phẩm trong, đẹp và để được lâu hơn là đậu khô. Khi sên nhân, đến khi hỗn hợp không còn dính chảo, dẻo là được. Lúc này sờ hỗn hợp có vẻ còn lỏng, mềm nhưng trên thực tế đến khi nguội là vừa. Sên khô quá cắt miêng bánh ra nhân sẽ bị vỡ vụn không đạt yêu cầu.

Nhân thập cẩm kiểu cổ truyền:
– Ai cũng biết nhân kiểu cổ truyền gồm mỡ muối, hạt điều, hạt dưa, hạt sen, hạt bí, vừng, lạp xưởng, lá chanh, rượu. Các nguyên liệu này đặc tính khô và rời rạc nên bột bánh dẻo trên lý thuyết là chất kết dính giúp các loại nguyên liệu này dính với nhau có thể nắm lại thành viên (nhân bánh). Tuy nhiên trên thực tế nhiều bạn làm dập khuôn theo công thức trên đã gặp khó khăn khi muốn nắm các nguyên liệu thành viên tròn, dường như chúng chẳng nghe lời, được một lúc lại rời rạc ra hết cả.

– Vấn đề là ở chỗ lũ nhân này cần một “chất xúc tác” giúp cho bột bánh dẻo làm tốt vai trò kết dính của nó. Kinh nghiệm của Kiwi và Trà My là thêm một lượng nước nhất định vào hỗn hợp nhân. Có hai cách để thêm “nước” vào: cho nước đường pha nhạt hay corn syrup hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Hỗn hợp được làm ẩm kết hợp tốt với bột bánh dẻo sẽ liên kết tốt.

Phết bánh:

– Muốn cho vỏ bánh nâu sậm, hỗn hợp phết bánh thông thường gồm trứng + nước chưa đủ. Cần thêm vào dầu mè đen, lòng trắng trứng. Hỗn hợp Kiwi dùng phết bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng, 1/2 lòng trắng trứng, 2 thìa dầu mè đen, 2 thìa nước. Nếu muốn đậm hơn nữa có thể thêm vào tẹo đường cho “bắt” lửa (kinh nghiệm của Trà My).

Cách phết:
– Dùng chổi sợi nhỏ. Ở công đoạn này thì chổi hàng Thiếc (hoặc chổi quét sơn) dùng tốt hơn chổ silicon sợi to.

– Phết sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng.

– Phết trứng khi mặt bánh khô, ko dính nước (nước xịt làm bánh bớt khô). Nếu xịt nước xong cần cho bánh vào lò cho bay hết hơi nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sau sẽ không sắc nét, không bóng đẹp, thậm chí còn bị rạn.

– Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng. Không quét dầy quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.

– Thông thường mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.

Nướng bánh:
– Nướng bánh là khâu quan trọng nhất quyết định hình dạng của một chiếc bánh. Sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt. Nhân bánh nướng thực chất đã chín nên khi nướng bánh chỉ cần quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài.

– Có hai nguyên nhân khiên bánh bị chảy xệ: hoặc do nhân bị nhão quá, hoặc do để trong lò quá lâu. Nếu do nhân nhão, tất nhiên sẽ phải “chữa” phần nhân bánh bằng cách xào lại cho khô bớt. Còn nếu do nhiệt độ lò thì cách điều chỉnh là tăng nhiệt (220 độ) nướng nhanh. Nếu để 180 độ sẽ mất nhiều thời gian nướng để bánh vàng mặt. Như vậy cũng đồng nghĩa với bánh sẽ phải ở trong lò lâu hơn dẫn đến bánh bị “phình”, nứt. Tôi nướng bánh 220 độ (thực tế nhiệt lên đến 240 độ), từ đầu đến cuối không cần chọc chân, bánh vẫn giữ phom đẹp. Một lưu ý nữa là vì nướng bánh với nhiệt cao nên luôn phải để mắt đến khay bánh nếu không muốn làm lại mẻ khác. Mỗi lần nướng thời gian không quá 8 phút. Một mẻ bánh nướng tất cả 3 lần, phết trứng 2 lần, mỗi lần nướng chưa đến mười phút nhưng sau mỗi lần nướng cần để bánh nghỉ 20-30′ cho nguội bớt mới cho vào nướng tiếp. Nếu nướng một mạch từ đầu đến khi bánh vàng mặt mặt như mong muốn thì bánh không tránh khỏi bị nứt, phồng, chảy xệ.
ST

Bánh su kem, món tráng miệng cho mâm tiệc tân gia

Dịch vụ nấu cỗ tại nhà, Bánh su kem đang trở thành trào lưu yêu thích của nhiều bạn trẻ,với hương vị hấp dẫn và đặc trưng. Giờ đây, với cách làm bánh su bằng nồi cơm điện các bạn hoàn toàn có thể tự tay
Nguyên liệu:
Để thực hiện cách làm bánh su kem bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà các cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện thành hai phần là: phần vỏ và phần nhân.
Sữa tươi: 125ml
Nước: 200ml
Bột mỳ: 150g
Cafe đường nâu: 1 muỗng
Muối tinh: 1 thìa cà phê
100g bơ nhạt
5 quả trứng gà
Cách làm:
Phần nguyên liệu làm nhân
300ml sữa tươi
50g bột mỳ
50g đường
3 lòng đỏ trứng gà
1 thìa muối
- Đầu tiên cho bột và muối vào trong bát to. Đổ sữa, nước, muối và đường vào nồi hoặc chảo, đun nhỏ lửa. Khi đường đã tan hết thì cho bơ vào. Khi bơ chảy hết, bạn đun cho hỗn hợp sôi lăn tăn thì thêm bột mỳ vào khuấy đều tay. Khi thấy hỗn hợp tróc nồi thì tắt bếp. Cho từng quả trứng một vào đánh đều cho đến khi được hỗn hợp mịn và bóng.

Tạo hình cho vỏ bánh
Cho hỗn hợp vào túi bắt bông kem. Sau đó, lót giấy nến lên khay nướng bánh và bơm hỗn hợp bột bánh su. Các bạn nhớ bơm bánh với khoảng cách tương đối xa để khi nướng bánh chúng không bị dính vào nhau.

Làm nóng lò ở 200ºC và nướng vỏ bánh khoảng 20 phút. Khi vỏ bánh chín, bạn lấy ra để nguội.
Tiếp đến chúng ta làm nhân bánh
Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đun nhỏ lửa (chú ý đảo đều tay để bột không bị vón cục) khi thấy hỗn hợp sệt là được. Cho nhân bánh ra bát, để nguội bớt rồi bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và cất vào tủ lạnh.

Khi vỏ bánh đã nguội và nhân bánh hơi mát các bạn lấy nhân ra, cho vào túi bắt bông kem.

Bước cuối cùng của cách làm bánh su kem các bạn rạch hoặc chọc một lỗ nhỏ trên bánh và bơm kem vào là hoàn thành món bánh su rồi.

Cách làm bánh su kem bằng nồi cơm điện cũng đơn giản như cách làm bánh Flan. Các bạn cùng học cách làm và trổ tài xem nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Món ngon đãi tiệc, Gà nấu đậu ngự

Dịch vụ nấu cỗ tại nhà, Gà nấu đậu ngự là một món ăn hấp dẫn mang đậm hương vị miền Trung. Cách làm món ăn này đơn giản thôi nhưng hương vị mà màu sắc thì độc đáo vô cùng. Nếu bạn chưa biết cách làm món ăn này ra sao, hãy cùng mình dõi theo bài viết nhỏ dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
800 gam thịt gà
300 gam đậu ngự tươi, 100 gam đậu bi Hà Lan
100 gam cà chua hộp
50 gam hành tím, 4 củ hành tây bi
1 củ cà rốt, 1 quả dừa xiêm
1 ít ngò rí
Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột năng
Cách làm:
1. Đậu ngự và đậu bi Hà Lan bạn đem rửa sạch, vớt ra để ráo.
–  Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa rồi cắt thành các khúc dày chừng 3 mm. Để tiện hơn cho việc tỉa hoa bạn có thể cắt củ cà rốt ra thành các khoanh chừng 5-6cm trước rồi tỉa hoa nhé.
cà rốt làm nguyên liệu cho món gà nấu đậu ngự
–  Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Hành tây bi bóc vỏ, để nguyên củ.
–  Dừa xiêm bổ lấy nước và ngò rí bạn đem nhặt, rửa sạch và thái nhỏ.
–  Bột năng bạn cho ra chén và hòa tan với 1 chút nước. Tỉ lệ 1 cafe bột năng : 3 cafe nước nhé.
2. Bắc 1 nồi nước lên bếp, cho 500 ml nước vào nồi đun sôi cùng 1 cafe muối. Nước sôi bạn cho đậu bi vào luộc chín rồi vớt ra cho đậu vào tô nước lạnh.
Vẫn nồi nước đó bạn cho đậu ngự vào luộc khoảng chừng 10 phút rồi vớt đậu ra. Với phần nước luộc này bạn cho ra tô để giữ làm nước nấu nhé.
3. Thịt gà bạn đem rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn.
Ứơp thịt gà với 1 cafe muối + 1 cafe hạt nêm + 1/2 cafe tiêu, trộn đều và để ướp chừng 20 phút cho thịt gà ngấm gia vị. Với những phần thịt dày như phần đùi gà bạn dùng tăm xiên vào miếng thịt để khi ướp thịt gà nhanh ngấm gia vị hơn nhé.
Thịt gà là 1 thực phẩm góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn gia đình, bạn có thể tham khảo thêm một vài món ngon hấp dẫn từ thịt gà để có thêm những lựa chọn hay hoặc món “tủ” dành riêng cho mình nhé.
4. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo và làm nóng, cho thịt gà vào chiên vàng đều các mặt.
5. Vẫn chảo đó bạn cho hành tím vào phi thơm, nếu lượng dầu sau khi chiên gà còn dư nhiều bạn chắt bớt ra chén nhé, như vậy sẽ giúp món ăn không bị ngấy.
Hành tím sau khi phi thơm bạn cho 5 cafe cà chua rồi đến thịt gà vào đảo đều cho đến khi thịt gà ngấm vị cà chua.
6. Bước tiếp theo là cho nước dừa xiêm + nước đậu luộc vào. Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, để món thịt gà nấu đậu ngự được ngon bạn nêm thêm 1 cafe muối + 1 cafe đường + 1/2 cafe hạt nêm + cà rốt và đun cùng.
Sau chừng 10 phút, lúc này cà rốt cũng đã chín mềm, bạn cho đậu ngự, đậu bi, hành tây vào đun cùng. Khi tất cả các nguyên liệu đã chín bạn cho bột năng vào, đun đến khi nước trong nồi sánh lại bạn tắt bếp. Cho thịt gà ra tô và rắc lên trên ít ngò rí.
Vậy là món ăn của chúng ta đã hoàn thành xong rồi, lúc này đây vị ngon hấp dẫn cùng hương thơm lừng đã lan tỏa khắp không gian nhà bạn rồi đấy
Miếng thịt gà mềm thơm pha chút ngọt, beo béo của nước dừa, thơm bùi của đậu, ngọt thanh tự nhiên của cà rốt hành tây thật tuyệt. Sự kết hợp hài hòa về hương vị sẽ đem đến cho bạn gia đình một bữa ăn đầu tuần đầy màu sắc và thú vị đấy nhé.
ST

ưu điểm của váy cưới ngắn

Dịch vụ nấu cỗ cưới tại nhà, Xu hướng lựa chọn váy ngắn cho ngày cưới bắt đầu những năm 60 tới nửa đầu những năm 70 của thế kỷ 20, khi cô dâu muốn thể hiện cá tính nhiều hơn thay vì mặc cùng một chiếc váy dài giống nhiều người. Những chiếc váy cưới có chiều dài trên đầu gối và không quá bụng chân vừa đáp ứng được yêu cầu này vừa có nhiều ưu điểm, khiến cô dâu không thể bỏ qua. So với váy cưới dài, cầu kỳ, váy ngắn kinh tế hơn vì giá thuê hoặc mua thấp và có thể tái sử dụng sau hôn lễ.

So với váy dài, váy cưới ngắn tuy không có sự thướt tha nhưng lại dễ kết hợp cùng khăn voan và biến hóa được nhiều phong cách. Sẽ thật độc đáo khi cô dâu mặc một chiếc váy ôm sát tới ngang gối, cài khăn voan hoàng gia hoặc sử dụng đuôi váy phụ giống kiểu váy cưới hai trong một.

Những chiếc váy ngắn được yêu thích đặc biệt trong tiệc cưới mùa hè và là xu hướng thời trang mới cho cô dâu khi tổ chức hôn lễ ở biển. Thiết kế gọn gàng không gây cảm giác vướng víu và hơn hết là đem lại sự thoải mái, mát mẻ.

Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là vấn đề kinh tế. Một chiếc váy cưới ngắn thường có giá bán (thuê) rẻ hơn nhiều so với váy cưới dài. Và sau ngày cưới, cô dâu có thể mặc lại nhiều lần trong các buổi tiệc. Điều này không khả thi với một chiếc váy cưới dài cầu kỳ.
Cô dâu chọn những chiếc váy may bằng chất liệu mỏng như voan lưới, ren mềm hoặc phom dáng xếp tầng để không bị đơn điệu.
Xu hướng thời trang cưới hiện nay cũng thiên về sự tối giản nên một số thiết kế không có nhiều khác biệt với váy áo đời thường. Cô dâu mix phụ kiện, make up và tạo kiểu tóc để tổng thể phù hợp ngày cưới.
Các cô dâu nên chọn các váy ngắn hoặc dài sao cho phù hợp với vóc dáng của mình nhé.
Chúc các bạn lựa chọn được chiếc váy ưng ý nhất.

nộm gà dưa leo

Món nộm gà dưa leo với nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến đơn giản mùi vị thanh đạm sẽ là gợi ý hay cho bữa ăn giảm cân của bạn.

Những người thừa cân, béo phì muốn giảm cân thường rất loại bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn kiêng của mình vì cho rằng thịt chính là nguyên nhân gây béo. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh nguồn protein trong thịt, đặc biệt là thịt ức gà có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Sở dĩ  ăn thịt gà giảm cân là bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng protein cao, nhưng lại chứa ít chất béo Trong 100 gram thịt bò có chứa tới 310 kilo calo, thịt lợn thì là 307 kilo calo, thịt dê là 176 kilo, thịt vịt là 183 kilo calo nhưng thịt gà thì lại chỉ chứa có 134 kilo.

Vì vậy, nếu muốn giảm cân khoa học và lành mạnh, bạn nên bổ sung thịt ức gà vào thực đơn giảm cân của mình nhé.
Món nộm gà dưa leo với nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến đơn giản mùi vị thanh đạm sẽ là gợi ý hay cho bữa ăn giảm cân của bạn.

Nguyên liệu

2 phần ức gà không xương không da.

Phần rau củ để luộc gà: 2 lát gừng, 5 nhánh tỏi, vài cái lá chanh (hoặc lá nguyệt quế), 2 muỗng canh rượu gạo, vài cọng lá giềng (tùy ý)

1 quả dưa leo to bỏ hạt

 ½ muỗng cà phê muối

 ½ củ hành tây

 Phần gia vị để trộn: 2 muỗng canh mè rang, 2 muỗng cà phê mù tạt, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh giấm gạo, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước, chút xíu muối

Cách làm

Bước 1: Cho gà cùng tất cả gia vị luộc gà vào nồi, đổ nước ngập mặt gà, đun lửa nhỏ chừng 25-30 phút thì lấy ra để nguội.
Bước 2: Dưa leo xắt miếng nhỏ, rắc vào ½ muỗng cà phê muối, trộn đều để khoảng 10-15 phút rồi lấy ra rửa sạch, vắt miếng dưa cho ráo hết nước.
Bước 3: Hành tây lột vỏ, xắt múi cau mỏng. Gà xé sợi. Trong 1 tô nhỏ, đổ tất cả nguyên liệu trộn gà vào. Trong 1 tô lớn, cho hành tây, gà, dưa leo, gia vị trộn vào.
Bước 4: Đeo găng tay nylon, dùng tay trộn đều dưa leo, hành tây, gà xé sợi cùng gia vị cho ngấm.
Bước 5: Bày nộm ra đĩa, ăn kèm cùng các loại thức ăn khác.
Dịch vụ đặt cỗ tại nhà sưu tầm

Ngao xào sả ớt- món ngon nấu tiệc

Món ngao xào sả ớt có vị ngon đậm đà bởi nhiều loại gia dân dã sẽ giúp bữa cơm cuối tuần của gia đình bạn thêm thú vị. Cùng với Dịch vụ nấu cỗ tại nhà làm món ngon này để đãi cả gia đình bạn nhé.
Nguyên liệu:

- Ngao: 1 kg

- Sả: 5-6 củ

- Ớt chuông đỏ: ½ quả

- Hành khô: 1 củ

- Gừng: 1 củ bé

- Rau răm: 1 ít

- Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, sa tế

Cách làm:


- Ngao rửa sạch, cho lên bếp luộc tới khi ngao chín mở miệng. Chắt lấy phần nước ngao, nhặt lấy ruột, bỏ vỏ. Phần thịt ngao nên rửa lại cho sạch.

- Sả, ớt, hành khô bóc vỏ, rửa sạch. Sả bóc bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, ớt chuông thái hạt lựu. Hành băm nhỏ, gừng gọt vỏ thái chỉ.

- Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho sả vào xào đảo nhanh tay. Cho thêm 1 thìa sa tế.

- Tiếp đến cho ớt chuông vào xào cùng. Xào khoảng 1-2 phút.

- Cho ngao vào xào cho tới khi ngao săn lại. Nêm gia vị vừa miệng.

Thêm rau răm thái nhỏ, đảo qua rồi tắt bếp.
Cho ngao ra đĩa và decor như hình ảnh các bạn nhé.
Chúc các bạn có món ngao xào sả ớt ngon tuyệt cho ngày cuối tuần nhé!