Bánh phồng làng vẽ

dịch vụ nấu cỗ tại nhà- Bánh phồng thì ở đâu đâu cũng có thể có đi đâu cũng có thể bắt gặp và thưởng thức nhưng thứ bánh phồng tiến vua thì không phải ai cũng đã từng được thưởng thức rồi đó chính là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Đây là thứ bánh được làm từ gạo nếp quê chính cống, chọn trăm hạt như một, loại bỏ kỹ thóc và sạn rồi đem vo sạch để ráo nước, chờ chế nước “bấc”. Đâu là khâu quan trọng nhất vì nước “bấc” quyết định sự thành công của bánh, đó là phải có đủ 5 vị: lá trầu không, quả bồ kết, củ ráy, vỏ cây vông vang và đăng tâm (cây bấc đèn). Tất cả 5 vị này (được chọn theo tỷ lệ thích hợp, là bí quyết tay nghề) bỏ vào nồi nước đun kỹ, chắt lấy nước "bấc” để nguội bớt, khi nước còn âm ấm thì cho gạo nếp vào ngâm độ nửa giờ rồi vớt ra đem đồ chín thành xôi.

Để làm món bánh này thì cần lập một hội để làm trong đó có vài ba trai tráng để dận chày giã xôi cho nhuyễn khác nào giã bánh dày, còn đàn bà con trẻ thì nặn bánh, nặn vuông vức quân cờ rồi đem phơi nắng dăm bảy lần cho tới khi bánh khô kiệt mới bỏ vào chum vại sành đậy kín cất giữ đến ngày cần làm bánh, ăn bánh mới đem bánh ra rán.
Rán bánh cũng là một nghệ thuật, phải chọn lựa loại mỡ lợn mới, trắng ngần. Đầu tiên bắc chảo trũng lòng lên bếp. Bỏ mỡ vào chảo cho nóng già, thả bánh khô, bánh chìm nghỉm, mỡ nóng sôi dần, bánh bắt đầu nổi lơ lửng và bất ngờ nổ tung thành hàng chục cái bánh tròn như quả trứng vịt, trắng xóa mặt chảo, người ta dùng vợt tre chao đi, chao lại cho bánh thật nở rồi vớt bánh ra cái rổ to.
Bánh được rán xong còn phải thả qua chảo đường sôi nhè nhẹ để tạo lớp áo đường hấp dẫn bám vào bánh. Chiếc bánh phồng làng vẽ không chỉ thơm và ngọt, và còn là thứ cầu kì bậc nhất trong các loại bánh phồng ở Việt Nam.
Ngày nay, trên thị trường có biết bao loại bánh, có lẽ vì thế mà bánh phồng làng Vẽ ít được người ta nhắc đến. Ngay trẻ em ở làng cũng chỉ được nghe nói thôi cũng chưa từng được thưởng thức.
Nguồn: Sưu tầm

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »