Xác định số bàn tiệc (số chỗ ngồi), bao gồm khách đã mời và thành viên gia đình (chủ).
Xác định thực đơn: khai vị, món rau chính, món nhắm chính, món ăn no, món tráng miệng, món đặc sản (tạo phong cách riêng của chủ nhà).
Nếu đặt các dịch vụ nấu thì có thể nhờ họ tư vấn thêm, nếu ý kiến của họ thấy hợp lý thì điều chỉnh thực đơn.
Nếu tự nấu thì phải lên danh sách ước lượng các thứ cần mua (không nên làm 1 mình mà nên nhờ thêm bạn bè và người thân từ lúc chuẩn bị đi chợ để tiếp nhận được nhiều ý kiến bổ ích).
Chuẩn bị chỗ ngồi cho khách trước đó 1 ngày, nếu không đủ bàn ghế thì nhờ các dịch vụ.
Chuẩn bị thức uống. Rà soát danh sách khách mời và gia đình để biết ai uống thức gì và uống bao nhiêu mà đặt mua cho hợp lý.
Ngày tiếp khách phải phân công các bộ phận chuyên trách: người chỉ đạo bếp, người chạy bàn, người lo cung ứng các thứ cần thiết nếu thấy thiếu, người bảo vệ vật dụng của khách (xe, mũ áo...), người chào đón khách, người tiếp nhận và ghi nhận quà biếu. Nên nhờ người trong gia đình và bạn thân chia ra ngồi ở các bàn sao cho bàn nào cũng có đại diện của người nhà để quan tâm chăm sóc thực khách.
Tôi đã tổ chức nhiều tiệc gia đình và bạn bè, các công việc nêu trên cũng vất vả nhưng vui, tuy nhiên, mệt nhất là khâu dọn dẹp sau khi tàn tiệc.
Những điều nói trên là đối với 1 buổi tiệc lớn.
Buổi tiệc nhỏ khoảng 10 người đơn giản hơn nhiều nhưng các nội dung trên cũng phải tính toán đầy đủ.
Bài viết liên quan: